This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Wednesday, July 14, 2021

Hẹ nước miền Tây đặc sản rau đồng một lần phải thử

Hẹ nước miền Tây đặc sản rau đồng một lần phải thử

Không hiểu hẹ nước từ đâu sinh ra, không thấy nó có bông, có trái. Mùa nắng đất ruộng khô rang, nứt nẻ, vậy hễ mưa xuống là trên ruộng lại có hẹ nước mà không cần gieo, không cần trồng. Cho nên dân quê ở vùng Đồng Tháp Mười coi thứ rau dẫn dã tự nhiên này là món đặc sản không phải ai muốn cũng được và không phải vùng đất nào muốn cũng có.

Tổng quan về loài rau hẹ nước miền Tây

Hẹ nước là loài rau dân dã tự nhiên mọc nhiều vào mùa nước lũ từ tháng 6-8 âm lịch ở ruộng nước, kênh mương, đầm nước vùng đất phèn Đồng Tháp Mười.

Cứ sau vài trận mưa đầu mùa, các thửa ruộng vùng đất ngập phèn lênh láng nước. Đó là lúc những cây hẹ nước bắt đầu đâm tược. Chẳng mấy chốc, cọng hẹ đã mọc dài chừng năm, sáu tấc, mặt lá rộng cỡ bề ngang một ngón tay. Đó cũng là lúc bọn trẻ con bắt đầu đi “thu hoạch” loại rau trầm nước này.

Mùa thu hoạch hẹ nước (Ảnh: Hoàng Nam – VnExpress)

Ai chưa biết thường nhầm lẫn với hẹ nước trên cạn do tên gọi giống nhau. Để dễ phân biệt khi bán ra vùng khác người ta đổi tên thành hẹ nước, còn dân địa phương vẫn hay gọi tên là “lá hẹ”.  Lá hẹ nước mềm, xốp và giòn, vị ngọt thanh mát rượi. Hôm nào nhà nấu mắm kho mà thiếu lá hẹ là thấy mất ngon liền.

Loài hẹ nước này đặc biệt ở chỗ không chỉ mọc được ở vùng nước ngọt phù sa, mà trong những kênh mương đầm nước vùng phèn hẹ nước cũng sinh sôi xanh non mơn mởn. Ở những con mương ven đồng khóm Tân Phước Tiền Giang quê tôi hễ tới mùa, thì cũng có vô vàn hẹ nước.

Lá hẹ nước mọc được trong nước ngọt lẫn phèn (Ảnh: Hoàng Nam – VnExpress)

Lá hẹ nước – rau đồng trời cho của người miền Tây

Người dân miền Tây gọi rau hẹ nước là “của trời cho” bởi giống hẹ này không chỉ là loại rau ngon mà ngày nay còn có giá trị kinh tế, đặc biệt chỉ tự mọc tự nhiên (không thể trồng), vùng đất nào có hẹ thì dù có luân canh thế nào, “hễ tới mùa nước nổi – đất trống là hẹ lại sinh sôi”.

Hẹ nước phần càng gần gốc trắng càng ngon. Muốn hái hẹ nước phải lội xuống ruộng, trầm mình dưới nước, thò tay tìm cái gốc hẹ mà lắc lắc vài cái cho đất nhão ra rồi nhổ lên cả bụi lẫn gốc rễ.  Nơi nào nước sâu, chảy mạnh và nhiều thì lá hẹ nước có màu xanh đậm và to bản hơn, xốp hơn, giòn hơn và thơm hơn là hẹ mọc ở đáy mương.

Nhổ hẹ nước – nguồn sinh kế thiên nhiên ban tặng người miền Tây. (Ảnh: Mậu Trường – Tuổi Trẻ)

Những cọng lá hẹ xanh non, sau khi hái xong được giũ bùn sạch sẽ rồi đem về cho vô thau lớn đổ nước sạch vô ngâm khoảng một giờ đồng hồ cho dễ rửa. Lúc nào ăn người ta xếp hẹ lên đĩa bàn lớn. Ðể nguyên gốc rễ ăn vẫn được nhưng nếu muốn nhìn thấy đẹp mắt thì lấy kéo cắt bỏ phần rễ đi.

Những món ngon ăn kèm lá hẹ nước

Hẹ nước được người ta dùng ăn sống như một loại rau, chấm nước cá kho, thịt kho… nhưng hẹ nước ngon nhất hạng khi ăn cùng món mắm kho, về miền Tây hễ  nhắc một trong hai món, mặc nhiên người ta nghĩ ra ngay món còn lại.

Mâm cơm miền Tây với lá hẹ mắm kho

Mắm kho trước kia, bây giờ là lẩu mắm, là món thường ngày của người dân miền Tây Nam bộ. Đi kèm với món ăn làm nên danh tiếng vùng đất này là một “tập đoàn” rau và bông hết sức “tầm cỡ”, nhưng thiếu sự hiện diện của hẹ nước thì coi như “bỏ đi”! Cảm giác ngon miệng của các loại rau, bông khác chấm mắm kho, lẩu mắm là chuyện ai cũng biết. Nhưng cái ngon của hẹ nước chấm mắm kho, lẩu mắm mới là đặc biệt. Vì, lúc mới ăn chẳng cảm thấy gì đặc biệt, nhưng càng nhai càng nghe vị ngọt rất đặc trưng của nó lẫn vị mặn ngọt của nước món ăn, thấm dần, thấm dần vào dạ dày.

Rau hẹ nước chấm cá kho cũng cực kỳ hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)

Chính vì vậy mà từ nhiều năm nay, Dược sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Dược liệu Đồng Tháp Mười – Remedica – ở tận xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An đã khai thác hẹ nước. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, ông còn tổ chức du lịch sinh thái trong bốn tháng mùa nước nổi. Đến đây, mùa này, ngoài việc được đi xuồng ba lá trên những con kênh dài mút mắt uốn khúc theo bìa rừng, những bầy le le, vạc, gà nước, cò ma, cò trắng, bạch hạc (giang sen), điên điển, sếu đầu đỏ, bồ nông… bay liệng hoặc đậu trên các cành cây…, khách còn được ông Bé khoe ở dưới ao có một loại rau đặc biệt chỉ có trong mùa nước nổi. Đó là cây hẹ nước, chấm với mắm kho ăn hết biết! Và, chỉ với mỗi món ăn đậm chất Nam bộ ấy mà ông Bé đã “hớp hồn” biết bao du khách khi đến với khu du lịch hoang dã này.

Ngày nay hẹ nước trở thành loại rau đồng đặc sản nổi tiếng miền Tây

Ngọn rau dại trên mâm cơm đạm bạc của người nghèo vùng đất chua phèn đã dần thu hút khẩu vị và trở thành đặc sản với dân thành thị nhiều nơi, vì vừa ngon, bổ, rẻ lại vừa rất an toàn vì là loại rau siêu sạch. Từ một thứ rau dại bỏ đi, người miền Tây dùng nó như một món ngon dân dã và đặc sản riêng chỉ nơi đây mới có. Hẹ nước cũng trở thành một trong những đặc sản rau đồng miền Tây không thể quên khi nhắc đến ẩm thực miền Tây.

Nguồn: Hương Sắc Miền Tây

Chùa Hang Trà Vinh với cảnh sắc tuyệt vời mùa cò về xây tổ

Chùa Hang Trà Vinh với cảnh sắc tuyệt vời mùa cò về xây tổ

Những hình ảnh bình yên của những chú chim cò hòa mình rực rỡ với sắc hoa trong khuôn viên chùa khiến ai cũng xuýt xoa. Mời bạn cùng Hương Sắc Miền Tây ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của chùa Hang Trà Vinh vào mùa cò về xây tổ. 

Sơ lược về chùa Hang Trà Vinh

Chùa Hang, tên chữ Kompông Chrây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm bên Quốc lộ 54 thuộc huyện Châu Thành, cách thành phố Trà Vinh 4 km. Gọi là chùa Hang vì cổng chùa được xây giống như một cái hang với chiều rộng, dài, sâu tới 12 m.

Là ngôi chùa cổ hơn 300 tuổi, chùa Hang có kiến trúc đẹp, nằm giữa khuôn viên hơn 2 ha cây xanh, bao gồm sao, dầu, từ lâu đã là nơi trú ngụ, sinh sôi của hàng ngàn cánh chim các loại. Chính điều này làm nên sự hấp dẫn và nét riêng độc đáo cho ngôi chùa cổ. Cộng hưởng cùng tiếng chim ríu rít bên thềm, khiến khung cảnh tĩnh mịch của cảnh chùa trở nên bình yên, an lạc. Khuôn viên Chùa Hang rộng khoảng 7 ha, thực sự là khu rừng nguyên sinh với nhiều chủng loài thực vật đặc hữu đất giồng cát như sao, dầu, tre, trúc… chen nhau thành nhiều tầng cao thấp khác nhau rất có giá trị về mặt sinh quyển và là nguồn gen tự nhiên cho các thế hệ sau.

Toàn cảnh chùa Hang Trà Vinh. (Ảnh: thamhiemmekong)

Chùa Hang Trà Vinh – nơi chim cò về quy tụ

Từ đầu thế kỷ XX, khu rừng trong khuôn viên Chùa Hang có rất nhiều dơi quạ trú ngụ. Ban đêm chúng tỏa đi tìm thức ăn, ban ngày thì treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Tuy nhiên, trong chiến tranh máy bay ném bom, bắn pháo vào khuôn viên ngôi chùa, hủy hoại nhiều kiến trúc, gãy đổ nhiều cây xanh và gây thương vong cho một số sư sãi, bà con Khmer trong phum sóc đang lánh nạn trong chùa. Từ đó, những bầy dơi lần lượt bỏ đi.

Sau ngày chiến tranh kết thúc, nhất là từ thập niên 1990 trở lại đây, khuôn viên Chùa Hang lại trở thành nơi quần tụ của nhiều loại chim. Ngay khi có hiện tượng chim quần tụ trở về, sư sãi và bà con trong phum sóc rất vui mừng. Nhà chùa đặt ra những quy định bảo vệ chim và bảo vệ cây rừng rất nghiêm ngặt, tạo ra môi trường tự nhiên an bình cho những đàn chim trở về trú ngụ ngày càng đông hơn.

Ngày nay, trên khuôn viên hơn 7 ha Chùa Hang có đến gần hàng chục ngàn cá thể chim các loại, nhiều nhất là cò trắng, cò ngà, cò cổ đỏ và diệc. Được con người yêu thương bảo vệ, chim ngày càng dạn dĩ hơn. Chúng làm tổ cả trên khu vực cây cảnh mới trồng trước sân chánh điện, nhà tăng xá…

Với khuôn viên tự nhiên xanh mát chùa Hang là nơi chim cò về quy tụ. (Ảnh: Ngô Quang Khôi)

Bộ ảnh mùa cò về xây tổ ở chùa Hang 

Tôi vô tình nhìn thấy những hình ảnh mùa cò về xây tổ của tác giả có tên facebook Tea Ice . Tôi thật sự mê đắm cảnh sắc tuyệt vời này, và bộ ảnh cuả anh đã khơi nguồn cảm hứng cho tôi tìm hiểu và viết về chùa Hang Trà Vinh mùa chim cò quy tụ. Với mong muốn chia sẻ đến bạn đọc khắp nơi những nét đẹp tuyệt vời của quê hương miền Tây Việt Nam.

Chân thành cảm ơn bộ ảnh tuyệt đẹp của tác giả Ice Tea

Nguồn: Hương Sắc Miền Tây

Gạo Thơm ST21 A AN Túi 5Kg - Đặc sản Sóc Trăng - Thơm hoa lài nhẹ, cơm ngọt, rất dẻo, để nguội vẫn mềm

Gạo Thơm ST21 A AN Túi 5Kg - Đặc sản Sóc Trăng - Thơm hoa lài nhẹ, cơm ngọt, rất dẻo, để nguội vẫn mềm

Mua hàng Online

Khối lượng tịnh: 5kg Xuất xứ: Việt Nam Ngày sản xuất: Xem trên bao bì Hạn sử dụng: 12 tháng Đóng gói: Đóng túi 5Kg Thương hiệu: Gạo A An Thành phần: Gạo trắng hạt dài Sản xuất: Tân Long Group Bảo quản: Nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp Màu trắng trong. Hạt thon dài và trong suốt, chiều dài trung bình hạt: 6,8mm Thơm hoa lài nhẹ, cơm ngọt, rất dẻo, hạt cơm kết dính. Cơm vẫn mềm dẻo khi để nguội. Nguồn gốc và xuất xứ: Gạo ST21 được lai tạo từ giống lúa đặc sản ST của tỉnh Sóc Trăng Đặt tính khi nấu cơm: Khi nấu cơm dẻo ngọt cơm, xếp đều bắt mắt, hạt cơm dai rất chất lượng, mềm dẻo, vị ngọt làm cho người ăn sẽ nhớ mãi hương vị. Hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Chất lượng và mùi vị vượt trội so với các loại gạo khác. Là một trong những gạo thơm xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam hiện nay Cách nhận biết gạo: Hạt gạo nhỏ, thon dài, trắng trong, không bạc bụng có mùi thơm nhẹ Cách nấu: Đong gạo theo nhu cầu. Vo gạo vài lần bằng nước sạch. Chế biến theo tỉ lệ: 1chén gạo: 2chén nước, nước tùy theo sở thích của gia đình. Không mở nắp nồi trong lúc nấu cho đến sau khi cơm sôi được 15 phút. Xới cơm trước khi dùng



Gạo Ngọc Sen Lotus Rice 5kg - Cơm ngon dẻo vừa

 Gạo Ngọc Sen Lotus Rice 5kg - Cơm ngon dẻo vừa

ĐẠT CHUẨN XUẤT MỸ (Giao bằng Now/Grab để có phí ship tốt nhất)

Mua Gạo Online

Ngọc Sen là thương hiệu của Cty Gạo Hoa Sen. Cty đã xuất khẩu gạo 41 quốc gia như Mỹ, Úc, Châu Âu... Chúng tôi xem gạo là thực phẩm cuộc sống. Nên cam kết mang đến bạn hạt gạo ngon, lành, giàu dinh dưỡng. Gạo Ngọc Sen có đặc điểm nổi bật sau: 🔥 Thơm: gạo và cơm thơm dịu. 🔥 Ngon: cơm mềm ngọt vị, không bị xốp. 🔥 Dẻo: dẻo vừa. Hơn nữa, Ngọc Sen còn : ✅ An toàn sức khỏe, đạt chứng nhận FDA (Mỹ) - BRC (Anh) - HACCP - ISO 22000 ✅ Gạo date mới nhất, hạn sử dụng 1 năm. ✅ Được hỗ trợ phí vận chuyển toàn quốc. Đóng gói kỹ khi giao hàng bằng hộp carton. 👉 HƯỚNG DẪN NẤU: Canh đúng lượng nước là quan trọng nhất: ➡ Vo gạo 2 lần. ➡ Đong nước nấu cơm tỷ lệ 1 chén gạo: 1 chén nước (vừa nước) ➡ Bấm nút nấu. ➡ Đợi cơm chín, mở nồi đảo đều cơm. Và thưởng thức. Ngon chưa đủ, gạo còn cần đảm bảo an toàn sức khỏe. Gạo Ngọc Sen là lựa chọn hàng đầu với gia đình thích ăn cơm dẻo vừa. Hãy mua ngay Ngọc Sen để nấu bữa cơm ngon cho gia đình bạn.




Điều trị covid bằng thuốc gì

 Điều trị

Sau khi tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, vui lòng làm những việc sau:
Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn hoặc đường dây nóng về COVID-19 để biết địa điểm và thời gian làm xét nghiệm.
Hợp tác thực hiện các quy trình truy vết tiếp xúc để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.
Nếu bạn không thể xét nghiệm, hãy ở nhà và không lại gần người khác trong 14 ngày.
Trong thời gian cách ly, bạn không được đi làm, đi học hoặc đi đến nơi công cộng. Hãy nhờ một người khác mang nhu yếu phẩm đến cho bạn.
Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác, kể cả với người nhà.
Đeo khẩu trang y tế để bảo vệ người khác, kể cả khi/trong trường hợp bạn cần liên hệ với nhân viên y tế để được trợ giúp.
Rửa tay thường xuyên.
Ở trong một phòng tách biệt với những thành viên khác trong gia đình. Nếu không được, hãy đeo khẩu trang y tế.
Giữ phòng thông thoáng.
Nếu bạn ở chung phòng với người khác, hãy kê giường cách nhau ít nhất 1 mét.
Tự theo dõi trong 14 ngày xem bạn có triệu chứng nào không.
Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào sau đây: khó thở, mất khả năng nói hoặc cử động, lú lẫn hoặc đau ngực.
Duy trì tinh thần lạc quan bằng cách tập thể dục tại nhà và giữ liên lạc với người thân qua điện thoại hoặc trên mạng.

Phương pháp điều trị y tế


Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực tìm kiếm và phát triển các phương pháp điều trị COVID-19.
Biện pháp chăm sóc hỗ trợ tối ưu bao gồm việc thở oxy cho những người bệnh nặng và có nguy cơ mắc bệnh nặng, cùng biện pháp hỗ trợ hô hấp chuyên sâu hơn như thông khí nhân tạo cho những người bị bệnh trầm trọng.
Dexamethasone là một chất thuộc nhóm Corticosteroid, có thể giúp giảm thời gian thở máy và cứu sống những người bị bệnh nặng và trầm trọng.
WHO không khuyến nghị việc tự dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kháng sinh, để phòng ngừa hoặc chữa bệnh COVID-19.



THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG, PHÒNG CHỐNG COVID-19

THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG, PHÒNG CHỐNG COVID-19

Cuộc chiến chống Covid-19 chưa đến hồi kết

“Siêu bão” Covid-19 quét đến đâu, sự rối loạn, ngừng trệ, thậm chí là tê liệt xuất hiện ở đó. Ngay cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu,… cũng lao đao vì đại dịch. Phần lớn các quốc gia đều có thời điểm phải tạm đóng cửa, các chính phủ ban bố lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại, yêu cầu giãn cách xã hội (1),…

Việc hơn một nửa dân số thế giới phải sống trong tình trạng giãn cách xã hội là chưa từng có tiền lệ. Gần tròn một năm, người dân trên thế giới dần quen với những khẩu hiệu như “Ở nhà là yêu nước”, “Xin hãy ở yên trong nhà” để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước “kẻ thù” Covid-19. Tính đến ngày 30/01/2021, Việt Nam đã ghi nhận 35 trường hợp tử vong do SARS-CoV-2. Những bệnh nhân này mắc phải nhiều bệnh lý nền mạn tính, sức khỏe yếu, hàng rào phòng thủ là miễn dịch và sức đề kháng đã cạn kiệt. Virus Corona phải chăng chỉ là giọt nước cuối cùng để làm tràn ly.

Do đó, bên cạnh những khuyến cáo của Bộ Y tế như đeo khẩu trang phòng dịch Covid đúng cách, tránh đến những nơi đông người, rửa tay thường xuyên, sát khuẩn vùng họng… thì tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể được coi là “vũ khí” hữu hiệu để phòng thủ loại virus nguy hiểm này.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Nó được ví như “Bộ công an” và “Bộ quốc phòng” của một quốc gia chống “thù trong, giặc ngoài” để bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.

Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên (hay bẩm sinh) và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích nghi) và miễn dịch thụ động. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là dòng đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền (da, niêm mạc…).

Miễn dịch thu được do con người tạo ra để giúp cơ thể sinh ra chất chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch thụ động là việc cung cấp kháng thể thụ động vào cơ thể một người thay vì cơ thể đó phải tự sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể (kháng thể qua nhau thai, sữa mẹ hay chế phẩm máu có chứa kháng thể…).

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).
  • Sự ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.
  • Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể – các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.
  • Uống ít nước: nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại đồng thời nâng cao sức đề kháng.
  • Thức quá khuya: Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya, sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.
  • Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ em và người lớn ốm khi uống kháng sinh sẽ khỏi rất nhanh, song khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
  • Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch (2).

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

  • Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác vì có khả năng đã bị giảm miễn dịch.
  • Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình cảm lạnh, cảm cúm.
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,… và bệnh thường xuyên tái phát.
  • Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Tuy nhiên, với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.
  • Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể…
  • Hậu quả khi cơ thể suy giảm sức đề kháng

    Sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật.

    Ở những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…, sức đề kháng suy yếu cực kỳ nguy hiểm vì khi mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, các bệnh do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn,… sẽ gây biến chứng nặng như: viêm phổi cấp, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

    Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao, mỗi ngày có 80 người tử vong vì các bệnh liên quan đến tiểu đường. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 300.000 bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư, khoảng 165.000 ca mắc mới và 115.000 trường hợp tử vong. Đặc biệt, nhiều người trẻ tuổi đôi khi còn ỷ lại vào sự dẻo dai của cơ thể mà lơ là với sức đề kháng, dẫn đến người trẻ chết vì đột quỵ, cao huyết áp, tim mạch… ngày càng tăng.

    Nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 đang có diễn biến phức tạp và khó lường, những đối tượng có sức đề kháng yếu là những đối tượng được “ưa thích” nhất. Ngay bây giờ, cần ăn uống đủ chất và có lối sống khoa học, lành mạnh góp phần nâng cao sức đề kháng để chủ động phòng, chống dịch Covid-19.

    Ai dễ bị suy giảm sức đề kháng?

    Sức đề kháng dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, stress nhiều… đặc biệt là:

    • Người cao tuổi: Theo tuổi tác và bệnh lý, hệ miễn dịch của những đối tượng này bị “mài mòn”, các tế bào miễn dịch trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp hơn trong việc chiến đấu chống lại virus như khi trẻ tuổi.
    • Người mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, gan, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, sử dụng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc điều trị ung thư…), bị nhiễm các độc tố,…
    • Trẻ em: Giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi được coi là “khoảng trống miễn dịch” của trẻ, vì hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, trẻ rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu.
    • Phụ nữ mang thai: mẹ bầu cũng là đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời, phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng và khi mắc bệnh có thể dễ bị nặng, khó điều trị hơn so với người bình thường, lý do là một số loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
    • Người mới ốm dậy: Sau khi bị ốm hoặc ốm dậy, tình trạng chung của người bệnh là cơ thể mệt mỏi, miệng đắng, ăn không ngon miệng, chán ăn, tinh thần kém… và đây là khoảng thời gian hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập.

    Các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

    Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể:

    1. Vitamin A

    Có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ. Thiếu vitamin A sẽ làm các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền, gan gà,…

    2. Vitamin E

    Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.

    3. Vitamin C

    Có vai trò tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Nếu bổ sung đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lympho và giúp hình thành các bổ thể. Hơn 90% lượng vitamin C có trong các loại rau củ: rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… đến các trái cây như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,…

    4. Vitamin D

    Là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, vì vậy, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,…

    5. Vitamin nhóm B

    Trong các vitamin nhóm B, vai trò của folate (B9) và pyridoxin (B6) quan trọng hơn cả. Thiếu folate làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trên thực tế ở trẻ em và phụ nữ mang thai, thiếu folate thường đi kèm thiếu sắt, tạo nên “bộ đôi” gây thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu pyridoxin làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,…

    6. Sắt

    Sắt cần thiết cho tổng hợp AND, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Thiếu sắt, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Sắt ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..

    7. Kẽm

    Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, duy trì vị giác và khứu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu,..

    8. Selen – Nên ăn gì để tăng sức đề kháng

    Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selenium gây ra ức chế chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức. Ngoài ra, selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng (3).

Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Theo đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với Covid-19.

Cụ thể, trong công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động  vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.

Tiếp đó, số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:

  • Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ bản và nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
  • Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.
  • Nhóm thịt các loại, cá, hải sản: cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.
  • Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với cơ thể.
  • Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải…) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Và nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể.

Cuối cùng, số 1 chính là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.

Tổng hợp 15 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid-19

Theo thống kê về các đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19, thì người cao tuổi và người mắc các bệnh nền chiếm tỷ lệ cao, do sức đề kháng kém hơn các đối tượng khác. Sức đề kháng và miễn dịch của con người được hình thành và phát triển kể từ khi họ được sinh ra, điều kiện quyết định để tạo ra sức đề kháng và miễn dịch khỏe mạnh là do chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối và lối sống. “Ăn uống gì để tăng sức đề kháng?” trở thành mối quan tâm của cả cuộc đồng. Dưới đây là danh sách nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo giúp tăng cường sức đề kháng tối ưu (4).

1. Trái cây họ cam quýt

Vitamin C được xem là “chìa khóa” tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả, bởi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hầu như trong tất cả các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh,… đều giàu vitamin C.

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitamin C nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đừng quên rằng, vitamin C có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.

2. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid hiệu quả bởi trong nó chứa rất nhiều vitamin C, gấp 3 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid, nhất là beta carotene (tiền chất của vitamin A) dồi dào. Bên cạnh việc góp phần giúp sáng mắt, có lợi cho làn da… mà còn chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh nhất, giúp bổ sung nhiều vitamin (giàu hàm lượng vitamin A, C và E), có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp…

Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ. “Chìa khóa” để giữ nguyên dinh dưỡng của bông cải xanh là nấu càng ít càng tốt, hoặc tốt hơn là không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp là cách tốt nhất để giữ lại nhiều nhất các khoáng chất trong rau củ.

3. Tỏi

Tỏi không đơn thuần là một gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, mà còn được ví như loại “thần dược” giúp phòng chống lại các bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,… Bởi trong tỏi chứa rất nhiều iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit) có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và rất nhiều khoáng chất cần thiết như i-ốt, canxi, magie,… Chính vì vậy, tỏi là thực phẩm hàng đầu không chỉ giúp nâng cao nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các dịch bệnh khác (5).

4. Gừng

Gừng là thực phẩm được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nó có thể giảm buồn nôn rất hiệu quả và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.

Theo nghiên cứu mới đây, gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc dùng nấu chín, món tráng miệng, hoặc pha trà gừng để uống.

5. Cải bó xôi

Cải bó xôi (rau bina) không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Tương tự như bông cải xanh, việc nấu chín rau bina trong khoảng thời gian càng ngắn sẽ giữ lại chất dinh dưỡng nhiều nhất

6. Sữa chua nguyên chất

Sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống lại virus, đồng thời giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và nước da mịn màng hơn.

Điều cần lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà bằng trái cây lành mạnh và mật ong.

7. Hạnh nhân

Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc bổ sung vitamin E. Đây là loại vitamin tan trong dầu, rất là cần thiết cho cơ thể.Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có một lượng chất béo thì cơ thể mới được hấp thu đúng cách. Vì vậy các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó giàu lượng chất béo và vitamin tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một khẩu phần ăn cho người lớn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ sẽ cung cấp 100% lượng vitamin E đảm bảo đủ chất hàng ngày.

8. Hạt hướng dương

Trong hạt hướng dương có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magie, vitamin B6 và vitamin E,… Ngoài ra, hạt hướng dương cũng rất giàu selen. Các khoáng chất này mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cơ thể, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm và duy trì chức năng cho hệ thống miễn dịch.

9. Nghệ

Nghệ là loại thực phẩm được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền nhiều đời qua. Chứa hàm lượng “hợp chất quý” curcumin cao, nghệ được biết rộng rãi nhờ công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,… Đây được xem là 1 trong những món ăn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt.

Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong các nghiên cứu gần đây đã cho thấy curcumin có tác dụng tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả. Cụ thể, curcumin giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể; tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế. Đây là thông tin rất hữu ích, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa và dịch bùng phát như hiện nay.

10. Trà xanh

Trà xanh là một thức uống gần gũi, quen thuộc với bất kỳ người Việt, trong lá trà xanh có chứa chất flavonoid – một chất có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Ngoài ra, trà xanh giàu epigallocatechin gallate, EGCG và cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt, có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các lympho T hiệu quả.

“Việt Nam có nhiều gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ có nhiều kháng sinh thực vật và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch. Trà xanh cũng là một trong những thức uống truyền thống của người Việt giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt hợp chất EGCG – là yếu tố chống oxy hóa có trong sản phẩm giúp nâng cao miễn dịch, giảm mệt mỏi căng thẳng”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc y khoa Trung tâm dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome cho biết.

11. Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C hàm lượng cao. Theo nhiều nghiên cứu, loại trái cây này chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày.

Không những vậy, đu đủ còn có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và folate, những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

12. Kiwi

Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết, gồm kali, folate, vitamin C và vitamin K. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.

13. Gia cầm

Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà tây, gà ta,… có chứa rất nhiều vitamin B6, đây là một vi chất cực tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể, rất cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

14. Hải sản

Hải sản không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một thực phẩm tăng cường sức đề kháng rất tốt cho trẻ em và người lớn. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại hải sản giàu kẽm có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,…

Để cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh dịch, mỗi người cần tuân thủ nguyên tắc “ăn cho lành, tập cho đều, duy trì cân nặng hợp lý”. Tuy nhiên, không có một thức ăn nào là hoàn hảo và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể, vì vậy cần đa dạng, cần phối hợp từ nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự kết hợp cân đối giữa chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, rau củ, trái cây,…). Ngoài ra, nên cân đối cả dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn. Tăng cường ăn vừng, lạc, đậu, rau xanh và hoa quả chín. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động).

Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

Các nghiên cứu cho thấy người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…

Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe để tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động phòng chống lại dịch bệnh. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn:

  • Uống nhiều nước;
  • Ăn chín uống sôi;
  • Tập thể dục;
  • Sống lành mạnh.

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết. Do đó, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2.





Tuesday, August 6, 2019

Cảnh giác địa chỉ 21 nhà trọ lừa đảo sinh viên tại TP.HCM

Cảnh giác địa chỉ 21 nhà trọ lừa đảo sinh viên tại TP.HCM

Vừa từ quê lên thành phố học tập, không ít sinh viên đã bị một số đối tượng lợi dụng sử cả tin mà lừa đảo. Chúng tôi chia sẻ một số nhà trọ được xác nhận lừa đảo hiện nay, giúp các bạn có thể cảnh giác để tránh những sự cố đáng tiếc.

20 phòng trọ lừa đảo sinh viên tại TP.HCM
                         20 địa chỉ  phòng trọ lừa đảo sinh viên tại TP.HCM
TP.HCM là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo chất lượng nhất cả nước, vì thế nơi đây thu hút nhiều thí sinh từ khắp nơi tham gia tuyển sinh. Nhu cầu tìm nhà trọ tăng lên khiến cho nhiều đối tượng và tổ chức đã lợi dụng lừa đảo. Đối với những sinh viên không có kinh nghiệm thuê nhà trọ, họ dễ dàng bị “dắt mũi”, dẫn đến gặp những sự cố đáng tiếc như mất tiền cọc, bị lấy cắp tài sản, quấy rối,….
Chúng tôi đã nhanh chóng tổng hợp danh sách những phòng trọ lừa đảo sinh viên, giúp các bạn tránh bị lừa đảo với những đối tượng này.
  1.  125/43 D1, Bình Thạnh (nhà bên cạnh, không có số)
  2. 4/7 Trần Đình Xu, Q.1.
  3. 179A Phăn Đăng Lưu, Phú Nhuận.
  4. 128 Đinh Tiên Hoàng. – khi qua đây nó sẽ hẹn bạn qua 132 đinh tiên hoàng quận 1 (quán trà sữa)
  5. 163 Huỳnh Tấn Phát.
  6. Lầu 502 chung cư Đào Duy Từ.
  7. 478/1 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp
  8.  112 Trần Thị Nghỉ, P 7, Gò Vấp
  9. Ở kế bên hẻm 426 Phan Đình Phùng Quận phú nhuận( bên trên có chữ kim ơi).
  10. 65 Bàu Cát 4.
  11. 2xx Phan xích long, PN.
  12. Hẻm 36 Huỳnh Văn nghệ, Gò Vấp.
  13. 702/1C Sư Vạn Hạnh, Q10
  14.  Hẻm 575 và 285 CMT8.
  15. 466/11 lê văn sỹ.
  16. 278 hay số mấy hẻm Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp
  17.  240 Vạn Kiếp (lúc hẹn sẽ bảo tới 250 hoặc 252 hoặc 242) rồi ra dắt vào xem. cùng chủ với bên 128 Đinh Tiên Hoàng
  18. Số nhà 125/39 Đường D1, Quận Bình Thạnh
  19. Số nhà 575/47/28 Cách mạng tháng 8, Quận 10
  20. Nhà trọ số 134 Đinh Tiên Hoàng, Phường.Đa Kao, Q.1
  21. Nhà trọ gần Trường Trung cấp Phương Nam (Quận Tân Phú, Tp.HCM)
Cảnh giác chiêu thức lừa đảo phòng trọ sinh viên
                                Cảnh giác chiêu thức lừa đảo phòng trọ sinh viên
Cách thức lừa đảo của những đối tượng thường là: Đầu tiên đối tượng sẽ đưa bạn mẩu giấy ghi số  tiền cọc để giữ nhà (tầm 500.000 đến 1 triệu), khi đó, đối tượng dễ dàng đồng ý nếu bạn muốn thay đổi. Sau đó, mọi chuyện vẫn bình thường cho đến khi xem nhà, đối tượng đưa cho bạn một hợp đồng khác, có thể yêu cầu cọc trước 5 tháng tiền nhà, hợp đồng 1 năm, ko được dẫn người khác vào, tiền điện nước mắc hơn so với bình thường 10k/kw, buộc bạn không kí,….. Nếu bạn muốn đòi lại tiệc cọc thì chắc chắn không được. Bạn có lên công an kiện cáo thì cũng không thể xử lý vì số tiền nhỏ dưới 1 triệu đồng, không đủ điều kiện để xét xử.